NỘI DUNG BÀI VIẾT
Khoa học đã chứng minh những căng thẳng và hoảng loạn mà sự sợ hãi gây nên thậm chí còn lớn hơn chính những nguyên nhân thực tế, khiến bạn thấy lo sợ. Và nó luôn “đeo bám” dai dẳng, ngấm ngầm ăn mòn sự dũng cảm và che đậy tài năng bên trong bạn. Vậy nỗi sợ là xấu hay tốt?
Cách nhận biết nỗi lo sợ là xấu hay tốt
Nỗi sợ tích cực
Là loại nỗi sợ mà không làm bạn sợ, mà còn ngược lại nó còn giúp bạn cảm thấy thích, hứng thú với nó, bởi chính nỗi sợ đó sẽ tạo cho bạn động lực để vượt lên những khó khăn trong cuộc sống.
VD: Nhiều bạn học giỏi vì họ sợ người khác coi thường mình. Khi vào lớp bạn sợ cảm giác dốt nát, ngu si, bị chê cười dẫn đến bạn lo sợ người khác sẽ không muốn tiếp xúc và chơi với bạn bởi bạn học dở. Chính nỗi lo sợ đó sẽ thúc đẩy bản thân về nhà ôn bài thật kỹ trước khi lên lớp.
Nỗi sợ tiêu cực
Đây mới chính là nỗi sợ hãi thật sự. Nó sẽ làm cản trở tư duy của bạn, làm cho bản thân không dám đương đầu để giải quyết những khó khăn mà mình đang gặp phải.
VD: Do bản thân sợ phải thất bại nên bạn không dám bắt tay vào hành động, khi lên lớp bạn sợ phải thuyết trình trước đám đông nên bạn đã phải nhường cơ hội đó cho những người khác. Dần dần bạn cũng không dám đứng thuyết trình và không dám đứng trước đám đông.
Vậy làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?
Cách 1: Tìm biểu tượng bình an
Bạn cần tìm cho mình một biểu tượng bình an riêng để khi vấp ngã hay thất bại bạn sẽ có cái để bám víu vào. VD Bài hát, hình ảnh đại gia đình…để khi gặp khó khăn hãy nhìn vào nó và những hình ảnh lúc vui vẻ sẽ quay trở lại. Nó sẽ giúp bạn có thêm động lực cho những điểm tựa, xua tan đi nỗi sợ hãi trong con người bạn.
Cách 2: Uống nước và hít thở sâu
Mỗi khi bạn căng thẳng hãy cầm chai nước lên uống chai nước thật chậm giải, khi đấy bạn hãy cảm nhận những giây phút lắng động bên trong những giọt nước vào cơ thể nó làm điểm tựa cho bạn. Nếu không có nước thì bạn hãy hít thở sâu khoảng 1 phút. Bạn sẽ tìm thấy những giây phút thoải mái bên trong con người.
Cách 3: Để ý và điều chỉnh giọng nói thầm bên trong con người bạn
Nếu gặp những khó khăn hay lo sợ thì bạn thường nói thầm bên trong mình những từ như Ghê quá, sợ quá…Chính những lúc đó bạn không nên né tránh mà hãy nói thầm với chính bản thân mình những lời động viên như: Hãy cố lên, mình sẽ làm được… như vậy bạn sẽ có thêm động lực vượt qua nỗi sợ.
Cách 4: Để ý bạn đang nằm trong vòng tròn nào
Trong tất cả mọi việc chúng ta làm mỗi ngày đều nằm trong 3 vòng tròn. Gồm vòng tròn thoải mái, vòng tròn phát triển, vòng tròn sợ hãi. Chúng tôi luôn khuyến khích bạn phát huy vòng tròn phát triển. Nhưng khi phát triển xa bạn có thể bước sang vòng tròn sợ hãi. Nên khi bạn gặp những nỗi sợ nào thì bạn sẽ nhìn lại xem mình đang nằm trong nỗi sợ nào để giải quyết.
Cách 5: Sử dụng sức mạnh tưởng tượng
Những lúc bạn lo sợ hãy tưởng tượng xem lúc đấy mình đang trong hoàn cảnh nào, gặp những ai hãy nhìn chi tiết toàn bối cảnh và vẽ chi tiết ra giấy. Khi vẽ bạn có thể thay đổi và trang trí cho nỗi sợ để khi nhìn vào chúng bạn có thể thấy nó trở nên dễ thương, dí dỏm. Cuối cùng khi nhìn lại toàn bộ khung cảnh, bạn sẽ cảm thấy thân quen, gần gũi, dễ thương. Nhớ luôn mang theo bên mình mỗi khi gặp sợ hãi. Nó sẽ xóa tan nỗi sợ hãi bên trong con người bạn.
Nỗi sợ hãi thực ra rất bình thường, khi bạn hiểu rõ về nó và biết được những cách trên thì nỗi sợ hãi sẽ không đáng sợ nữa. Chúng ta hãy cố gắng đọc thật kỹ và áp dụng vào cuộc sống nhé.