NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trong công việc hằng ngày, khi có một vấn đề nào đó xảy ra chắc hẳn bạn thường phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp. Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
Trước tiên trong công việc hàng ngày bạn muốn giải quyết 1 vấn đề nào đó bạn cần phải xác định rõ vấn đề mình đang gặp phải là vấn đề gì? Mục tiêu cần đạt được sau khi giải quyết vấn đề gặp phải?
Bước 1: Xác định rõ vấn đề cần giải quyết
Bạn hãy xác định thật kỹ vấn đề mình đang gặp và viết cụ thể ra giấy, vì nhiều lúc bạn làm việc không tập trung nên không biết cần làm những việc gì trước. Khi bạn viết ra giấy và đọc lại bạn sẽ biết nên ưu tiên làm cái gì trước, cái gì nên làm sau để bạn tìm ra hướng giải quyết vấn đề.
Bước 2: Đi tìm nguyên nhân
Giải quyết vấn đề, có 2 nguyên nhân bạn cần phải quyết ngay lập tức
– Nguyên nhân 1: Theo chiều rộng của vấn đề. Khi bạn gặp phải vấn đề nào cần giải quyết bạn cần phải đưa ra thật nhiều nguyên nhân càng tốt để chúng ta phân tích nó. Việc truy tìm nguyên nhân theo chiều rộng này sẽ giúp cho bạn không bỏ sót những vấn đề quan trọng của sự việc.
– Nguyên nhân 2: Theo chiều sâu của vấn đề: Trong mỗi nguyên nhân bạn gặp phải, không chỉ phải tim theo chiều rộng của vấn đề không thôi mà bạn cần phải tìm hiểu theo chiều sâu của vấn đề. Bạn cần phải đào bới thật sâu vào chúng để tìm ra lý do vì sao.
+ Bạn đã từng nghe câu nói từ nhà bác học Vilfredo Parato. Ông đã từng nói trong một vấn đề xảy ra thì 80% vấn đề phát sinh đến từ 20% vấn đề cốt lõi của sự việc.
+ Trong mỗi sự việc có khi nào bạn dung tới phương pháp 5 Why chưa? Phương pháp 5 Why này là trong mỗi sự việc bạn gặp phải bạn đã thử hỏi “ Tại sao” 5 lần để tìm nguyên nhân cốt lõi. Bạn cần phải đào thật sâu vào vấn đề và hỏi nhiều câu hỏi “ Tại sao” thì vấn đề bạn sẽ sớm được giải quyết.
Bước 3: Kỹ năng giải quyết vấn đề
– Bạn hãy chọn cho mình 1 giải pháp tốt hơn, vì trong thực tế của sự việc bạn sẽ không tìm được cho mình giải pháp nào hoàn hảo, bởi vì bất kể sự việc nào cũng phụ thuộc vào nguồn lực của chính bạn, bởi nguồn lực của chúng ta là mỗi người đều không giới hạn. Nên bạn hãy bắt tay vào làm chứ đừng đợi đến khi có hứng thú mới làm.
– Khi ta suy nghĩ những giải pháp thì bạn phải tìm lấy 2 giải pháp cho vấn đề. Vì khi bạn chọn 1 giải pháp bạn sẽ không có quyền lựa chọn. Nên bạn hãy tự tìm cho bản thân mình 2 đến 3 giải pháp đề chúng ta chọn lựa. Cũng không nên chọn nhiều quá, vò khi có nhiều giải pháp bạn sẽ bị phân vân không biết nên là theo giải pháp nào thì lúc đó vấn đề cũng không được giải quyết.
– Trên thực tế để khi bạn có giải pháp tốt thì bạn phải có tính sang tạo, để chúng ta tìm ra biện pháp mang tính hiệu quả. Vì biện pháp này sẽ giúp bạn tốn ít nhân lực, thời gian của mình vào công việc.
Lời khuyên cho bạn khi giải quyết vấn đề
– Tập trung vào câu hỏi: Thay vì khi bạn giải quyết vấn đề bạn hay than vãn, lo lắng… những lo lắng của bạn lúc ấy sẽ không giúp bạn giải quyết vấn đề tốt hơn. Nên bạn hãy cố gắng gạt bỏ nó sang 1 bên để giải quyết vấn đề 1 cách nhanh hơn.
– Cởi mở với những ý tưởng mới: Chúng ta không nên phán xét vấn đề ngay lập tức mà lúc đó bạn hãy cởi mở để đó nhận những ý tưởng đến với mình thông qua đó rèn tính sáng tạo khi giải quyết sự việc. Bởi giai đoạn chúng ta phán xét hay đánh giá là giai đoạn sau khi chúng ta đón nhận ý tưởng và phân tích chúng.
– Luôn động viên bản thân: Thay vì lúc gặp vấn đề khó mình nói thôi mình bế tắc rồi không làm được, thì lúc đấy bạn sẽ tự nói với bản thân mình là mình chưa nghĩ ra biện pháp tốt nên mình hãy cố suy nghĩ nhé.