NỘI DUNG BÀI VIẾT
Gần đây, trên một số tờ báo đã có các bài viết chuyên đề nói về truyền thống văn hóa, đạo đức, đồng thời phê phán những thói hư tật xấu của người Việt, với những bài viết chân thành, thẳng thắn.
Một xã hội mà cái ác, cái xấu ngang nhiên tồn tại và lấn lướt cái tốt, cái đẹp – là một xã hội rất đáng lo ngại. Trái lại, một xã hội càng nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước càng phát triển ổn định và bền vững, danh dự dân tộc mới được bè bạn quốc tế kính trọng, tin yêu! Vậy thế nào là lòng tự trọng? Và làm sao để rèn luyện lòng tự trọng này?
1. Có 2 cách giúp bạn định nghĩa thêm về lòng tự trọng
– Tin vào bản thân mình là một người dễ thương đáng yêu
Trong cuộc sống có khi bạn rất mặc cảm về bản thân mình như da đen, người lùn, rất béo… Và chính những lí do đó khiến bạn rất ngại làm quen với người lạ. Hãy cố gắng xem những điểm mà bạn tự ti đó chỉ là vẻ bề ngoài không phải là giá trị thật trong con người bạn. Cố gắng khắc phục, thay đổi tư duy, kết nối với nhiều người hơn chắc chắn bạn sẽ thầy mình đáng yêu.
– Tin mình là một người sướng đáng có được thành công trong cuộc sống.
Bạn phải luôn nghĩ trong đầu bạn là bạn xướng đáng được thành công như vậy bạn sẽ thật cố gắng nỗ lực hết mình, khai thác được những khả năng tiềm ẩn bên trong con người bạn. Thì khả năng mà bạn thành công sẽ cao hơn rất nhiều nó sẽ là nguyên nhân cũng cố niềm tin trong con người bạn.
2. Dấu hiệu giúp bạn nhận ra người có lòng tự trọng thấp
– Hay ganh tị với thành quả với thành quả của người khác bởi vì khi nhìn thấy họ đạt điểm cao họ đố kị và sẽ dẫn tới hành động sẽ tìm mọi cách để hạ người ta xuống. Còn người có lòng tự trọng cao họ sẽ không làm vậy, mà họ sẽ nhìn vào thực tế công nhận năng lực của chính người ấy để lấy làm gương cho chính mình học tập để một ngày gần đây bạn sẽ cũng như vậy.
– Hay dọa nạt bắt nạt những người yếu hơn mình bởi vì họ có lòng tự trọng thấp họ phải cố tỏ ra là một người mạnh mẽ, thật oai, thì họ sẽ cố gắng đi ăn hiếp những người yếu hơn bạn
– Thích ra vẻ ta đây, giáo điều người khác là những người có lòng tự cao
– Chỉ tập trung vào giá trị ảo, bề ngoài, thành tích: Thật ra chúng tôi không nói vẻ bề ngoài của bạn bê bối miễn là làm sao vẻ bề ngoài của bạn lịch sự, phù hợp với môi trường thôi. Còn vẻ bề ngoài nó không thực sự quyết định giá trị bên trong con người bạn.
3. Bốn cách rèn luyện nâng cao lòng tự trọng
Cách thứ 1: Cuối mỗi ngày bạn hãy hồi tưởng lại xem trong ngày mình đã làm được gì hãy dành vài phút của mình để liệt kê ra giấy những điểm mạnh, những điều chúng ta đã làm được, những điều bạn đã làm có ích trong ngày.
Cách thứ 2: Lắng nghe phản hồi góp ý của người khác: Hãy nghe những người bạn của bạn nhận xét về con người bạn, những việc bạn đã làm tốt, Những việc bạn chưa làm tốt. bạn hãy cố lắng nghe sự thật về bạn. Bạn đang cố rèn luyện lòng tự trọng nên bạn đừng bùôn mà hãy lắng nghe và cố gắng khắc phục nhé.
Cách thứ 3: Đánh giá cao người khác và học hỏi họ: Khi bạn thấy bạn của mình đạt điểm cao hơn mình thay vì bạn ghen tị hay đố kị thì bạn nên chay lại chúc mừng bạn mình và xem bạn mình đã làm những gì để đạt được như vậy. Chính những lúc bạn tôn trọng người khác thì lúc đấy bạn cũng đang tôn trọng chính bạn thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ đạt được như vậy.
Cách thứ 4: Lập nhật kí chiến thắng với những lúc bạn đạt được những thành tích cao hoặc rất nhiều lần bạn ghi được những thành tích nhỏ. Thì một thời gian sau này khi bạn nản chí hay thất bại trong công việc bạn hãy lấy ra xem lại có những lúc bạn đã đạt được những thành tích cao nên những lúc như vậy nó sẽ cũng cố lại nềm tin của chính bạn.
Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Đó là đức tính cần được chú ý giữ gìn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người có lòng tự trọng là người có đạo đức, có thiên lương, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều xấu, việc ác với đồng loại và môi trường thiên nhiên. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn chuẩn xác hơn về lòng tự trọng.